Tình trạng mỡ máu cao trong thời gian dài và không được điều trị là nguyên nhân của nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch ngoại biên.
Bệnh mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai ở trong máu. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu đến từ Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ cho thấy, cứ 3 người trưởng thành ở Mỹ thì có 1 người có mức cholesterol LDL cao. Đây là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cắt giảm thức ăn chứa nhiều hàm lượng LDL và tăng mức tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol tốt (Lipoprotein tỷ trọng cao – HDL). Sở dĩ HDL-C được gọi là cholesterol tốt vì khả năng giúp vận chuyển cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
Người bệnh sẽ được chẩn đoán mỡ máu cao khi các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau:
- Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
- LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
- Triglyceride > 2,3 mmol/L.
- HDL-cholesterol <1 mmol/L.
Nguyên nhân gây mỡ máu cao
Theo thống kê ở Mỹ, có khoảng 93 triệu người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) có chỉ số mỡ máu cao hơn giới hạn khuyến nghị là 200 mg/dL. Nhiều yếu tố khác nhau tạo nên mỡ trong máu và tích tụ lâu dài, bao gồm lối sống không lành mạnh, lười tập thể dục, chế độ ăn uống kém khoa học, hút thuốc lá, mắc các bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao,…
Hiện nay, tăng mỡ máu có thể được phân thành hai loại, dựa trên nguyên nhân: nguyên phát và thứ phát.
- Nguyên nhân nguyên phát
Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm hoặc đột quỵ: Khả năng cao người bị mắc mỡ máu có người thân là nam giới (bố hoặc anh trai) dưới 55 tuổi hoặc người thân là nữ giới (mẹ hoặc chị gái) dưới 65 tuổi bị bệnh mạch vành hoặc đột quỵ. Tiền sử gia đình có tình trạng liên quan đến cholesterol: Có cha mẹ hoặc anh/chị/em bị tăng mỡ máu gia đình. Tăng mỡ máu gia đình là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng mỡ trong máu cao xảy ra trong gia đình với nguyên nhân là do sự đột biến gen di truyền từ cha mẹ. Những người bị tăng mỡ máu gia đình bị vấn đề này từ khi sinh ra, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành sớm. - Nguyên nhân thứ phát
- Yếu tố lối sống : Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có ga,…
Lười tập thể dục thể thao, ít vận động và duy trì các hoạt động thể chất.
Sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
Bị thừa cân, béo phì. - Yếu tố sức khỏe : Khi mắc những căn bệnh này, người bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh như: bệnh thận, bệnh gan, suy giáp, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), xơ gan mật tiên phát, bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường, lupus, chứng ngưng thở lúc ngủ.
- Yếu tố lối sống : Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác.
Bệnh mỡ máu cao có biểu hiện gì?
ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, hầu như tình trạng mỡ máu cao không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Thông thường, điều này chỉ được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Trong một số ít trường hợp, ở những người có mức mỡ máu rất cao sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn màu vàng ở bên dưới lớp da (hình thành do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
- Có một vòng cung màu trắng ở xung quanh giác mạc của mắt.
- Nổi các cục u ở góc trong của mắt.
Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi nó tạo nên các mảng bám tích tụ bên trong mạch máu, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do máu bị cản lại một phần, khiến các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết không được cung cấp đủ cho não và tim để các cơ quan này hoạt động.
Những biến chứng của bệnh mỡ máu cao.
Ban đầu, các triệu chứng mỡ máu cao khá mơ hồ và bệnh nhân chưa cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Tuy nhiên, theo thời gian, LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch ngày một nhiều, hình thành các mảng bám dày, thu hẹp lòng mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim, não, chân tay,… Ngoài ra, các mảng bám cũng có thể vỡ ra, hình thành cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Bệnh tim mạch vành: các mảng bám tích tụ trong động mạch làm giảm lưu lượng máu tới tim. Tình trạng này dẫn tới các cơn đau thắt ngực hoặc đau tim. Theo thời gian, tim của bệnh nhân sẽ suy yếu dần và nếu không được chữa trị có thể dẫn đến suy tim.
- LDL-cholesterol tăng cao gây bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- LDL-cholesterol cao gây tăng huyết áp, dẫn tới đột quỵ sớm.
- Tăng mỡ máu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan và ung thư gan.
- Đau tim: các mảng bám bị vỡ ra, hình thành cục máu đông trong các động mạch có thể khiến tim không nhận đủ oxy, gây ra các cơn đau tim.
- Đột quỵ: tương tự cơn đau tim, các cơn đột quỵ xảy ra khi thiếu oxy lên não. Hiện tượng này xảy ra do mảng bám tích tụ từ LDL-cholesterol dư thừa bị vỡ ra, hình thành cục máu đông, chặn động mạch cấp oxy cho não. Không có oxy, tế bào não chết đi, xuất hiện các triệu chứng như suy nhược cơ thể đột ngột, tê liệt, gặp khó khăn khi nhìn hoặc nói chuyện,.
Cách điều trị mỡ máu cao
Hiện nay, việc điều trị máu nhiễm mỡ chủ yếu gồm 2 mục đích là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Giải pháp được đưa ra là sử dụng thuốc và duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh.
Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc
4 loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm mức cholesterol trong máu gồm:
- Statins: chủ yếu làm giảm LDL-cholesterol, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nên bắt đầu từ liều thấp. Liều lượng thuốc có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4 – 6 tuần điều trị.
- Niacin: giúp làm giảm LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
- Nhựa gắn acid mật: giảm LDL-cholesterol.
- Các dẫn xuất của acid fibric: làm giảm triglyceride trong máu.
Chú ý khi điều trị rối loạn mỡ máu cho bệnh nhân mắc thêm các bệnh khác:
- Chữa bệnh mỡ máu cao ở bệnh nhân đái tháo đường: đặt biện pháp thay đổi lối sống lên hàng đầu, phối hợp với statin làm giảm LDL-cholesterol và fibrate làm giảm triglyceride. Nên dùng thuốc hạ lipid máu loại statin cho bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi khi các thành phần lipid máu bình thường. Metformin làm giảm triglyceride là lựa chọn điều trị tốt hơn nhiều loại thuốc khác ở người bệnh tiểu đường. Với bệnh nhân có nồng độ triglyceride rất cao và đường máu khó kiểm soát nên điều trị bằng insulin để kiểm soát đường máu tốt hơn so với các thuốc dùng đường uống.
- Điều trị máu nhiễm mỡ ở bệnh nhân suy thận hoặc mắc bệnh gan mật mạn tính cần phối hợp trị bệnh gốc và rối loạn mỡ máu.
- Điều trị mỡ máu cao ở bệnh nhân suy tuyến giáp cần sử dụng hormone giáp trạng.
Khi yếu tố bệnh sinh được giải quyết, bệnh nhân cần giảm liều hoặc ngừng thuốc hạ lipid máu. Bên cạnh đó, các loại thuốc trên đều có một số tác dụng phụ và tương tác thuốc nên người dùng cần thận trọng, chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị mỡ máu cao bằng duy trì lối sống khoa học
Nguyên nhân tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa hoặc do di truyền. Vì vậy, để dự phòng và điều trị tăng mỡ máu thì chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định. Cụ thể là:
Chế độ ăn uống.
- Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol như bơ, thịt lợn mỡ xông khói, nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu.
- Hạn chế bánh quy, kẹo dẻo, đồ ăn vặt, hamburger, bánh kem,…
- Hạn chế ăn các loại thịt, cá xuống còn 150 – 200g/ngày, không ăn quá 3 quả trứng/tuần và nên ăn cách ngày.
Không ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, da của các loại gia cầm, thay bằng đạm thực vật như đậu tương.
Uống sữa đã tách bơ, hạn chế ăn kem, phomai,… - Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá vì các hoạt chất trong đó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và làm tăng mỡ máu.
- Tăng cường ăn rau, các loại trái cây như cam, bưởi, táo, nho,…
Tập luyện thể dục thể thao
Rèn sức bền với các bài tập đi bộ nhanh, chạy, đạp xe,… để giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, giảm cân, giảm huyết áp, giảm stress, củng cố xương.
Viên hạ mỡ máu Sarafine là gì?
Viên uống hạ mỡ máu Sarafine là sản phẩm hỗ trợ mỡ máu được tin dùng số 1 Nhật Bản.
- Giúp hạ mỡ máu, giảm tích tụ mỡ dư thừa
- Hỗ trợ giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tổn thương tim mạch do cholesterol máu cao.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo.
ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA SARAFINE
- Thành phần 100% tự nhiên
- Công nghệ Siêu Nano chiết tách hoạt chất thành các phân tử siêu nhỏ, dễ hấp thu vào cơ thể.
- Không gây tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng
- Hiệu quả đã được nghiên cứu chứng minh lâm sàng bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản
Thành phần viên uống hỗ trợ mỡ máu Sarafine:
- Đậu nành lên men
- Chiết xuất giảo cổ lam
- Chiết xuất cánh hoa hồng
- Chiết xuất xoài châu Phi
- Bột cúc vu
- Men gạo đỏ (Monacolin K)
- Bột gừng đen
Monacolin K là hoạt chất chính có trong Men gạo đỏ___là dược liệu lâu đời, quý hiếm đắt giá số 1 tại Nhật bản trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu tại Nhật bản đã chỉ ra các tinh chất quý Monacolin K giúp ức chế enzym “HMG-CoA reductase” – một loại enzym tham gia vào quá trình tổng hợp cholesterol, nhờ đó giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Công dụng Viên uống Sarafine:
- Hỗ trợ giảm mỡ máu
- Phòng ngừa biến chứng tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim do mỡ máu
Đối tượng sử dụng Sarafine:
- Người bị máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu, gan
- Người có nguy cơ mỡ máu
- Người muốn đẩy lùi và phòng tránh các biến chứng của mỡ máu
Cách dùng và liều dùng:
Ngày 2 lần x 2 viên/lần sau ăn 30 phút.
Lưu ý khi sử dụng sản phẩm Sarafine:
- Kết hợp ăn uống theo chế độ dành cho người mỡ máu
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng hiệu quả cải thiện bệnh
Đặt mua Viên uống Sarafine ở đâu:
Hiện nay, viên uống hỗ trợ máu nhiễm mỡ SARAFINE Nhật Bản đang có giá 680.000 VNĐ/ Hộp, đang được bán trên Website chính thức của nhà phân phối. Để đặt mua sản phẩm chính hãng, quý khách hàng có thể đặt mua ở link bên dưới đây.